Thành phố chú trọng đầu tư, nâng cấp hạ tầng thông tin, với 100% các cơ quan, đơn vị đầu tư, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị công nghệ thông tin, có kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh. 100% các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện có kết nối internet phục vụ công tác quản lý, điều hành; duy trì, sử dụng hiệu quả các phần mềm dùng chung, phần mềm và cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nhất là phần mềm, cơ sở dữ liệu liên thông từ thành phố đến các xã, phường.
Ông Trần Công Chính, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, cho biết: Xác định chuyển đổi số là động lực phát triển, Thành phố triển khai các nhiệm vụ liên quan đến tăng cường quản lý công nghệ thông tin, cải cách hành chính. Đẩy mạnh truyền thông về chuyển đổi số bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, giúp người dân, doanh nghiệp nhận thấy những tiện ích do chuyển đổi số mang lại, từ đó, tích cực thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số ở địa phương.
Phát triển kinh tế số, Thành phố phối hợp với các đơn vị hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh về quy trình tham gia quảng bá, giới thiệu, livestream bán hàng trên nền tảng số đa kênh; kỹ năng triển khai xác định chủ đề, đối tượng khách hàng, định vị kênh và nội dung kịch bản phù hợp với sản phẩm.
Đồng thời, tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đăng ký đưa sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng lên sàn thương mại điện tử PostMart; triển khai mô hình chợ 4.0 tại các chợ: Rặng Tếch, Gốc Phượng, Chiềng An; tuyên truyền, vận động trên 700 cơ sở kinh doanh mở tài khoản, trang bị mã QR-Code phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Xã Chiềng Đen phối hợp với Viettel Sơn La xây dựng mô hình điểm chuyển đổi số - thanh toán số toàn diện. Bà Lò Thị Mon, Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết: Năm 2023, đã tuyên truyền trên 1.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong xã; hướng dẫn 500 lượt người dân cài đặt, mở tài khoản Viettel Money; phát triển 40 điểm QR Viettel Money cho các hộ kinh doanh dọc tuyến đường vào trung tâm xã.
Bên cạnh đó, xã Chiềng Đen phối hợp lập 9 điểm cung cấp dịch vụ Viettel Money để nhân dân có thể nạp, rút, chuyển tiền và sử dụng các dịch vụ tài chính khác; kết nối hệ thống thanh toán và lắp đặt mã QR Viettel Money tại bộ phận một cửa xã; triển khai các dịch vụ thanh toán học phí không dùng tiền mặt; thu phí điện, nước, trợ cấp xã hội, chi lương một số cán bộ xã (chưa chi qua tài khoản ngân hàng) qua Viettel Money.
HTX nông nghiệp Chiềng Xét, xã Chiềng Đen, có 15 thành viên, với quy mô trên 70 ha mơ, mận, cà phê trồng xen; sản phẩm mơ ngâm của HTX đạt OCOP 3 sao. Ông Quàng Văn Diên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã, chia sẻ: Sau khi tham gia lớp tập huấn về kỹ năng bán hàng online, sàn thương mại điện tử, HTX biết cách quay, phát trực tiếp giới thiệu các sản phẩm trên mạng xã hội facebook; thực hiện cài đặt đóng, nộp tiền điện, nước thông qua ứng dụng Viettel Money rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian, công sức.
Còn chị Phạm Thị Hồng Thu, Khu đô thị Picenza, phường Chiềng An, chia sẻ: Hiện nay, hầu hết các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế, điện, viễn thông, nước sinh hoạt... chấp nhận thanh toán phí dịch vụ qua phương tiện điện tử. Ngoài ra, các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối, thậm chí tại các chợ truyền thống sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, tiện lợi cho cả người mua và người bán.
Với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, đến nay, trên địa bàn thành phố, 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử; 98% doanh nghiệp triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử qua ứng dụng eTax Mobile; hơn 750 hộ kinh doanh tại các chợ trung tâm Thành phố, Rặng Tếch tham gia mô hình chợ thông minh, chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt...
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế số, thành phố Sơn La tập trung phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân; tổng hợp lập danh sách các cơ sở kinh doanh triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; đưa các sản phẩm, dịch vụ lên sàn thương mại điện tử, tiến tới xây dựng đô thị thông minh.
Theo Minh Thu (Báo Sơn La)
" alt=""/>Thành phố Sơn La phát triển kinh tế số mang lại nhiều tiện ích cho người dùngZhao đã đưa Binance – sàn giao dịch tiền mã hóa mà mình đồng sáng lập năm 2017 – từ công ty kém tiếng đến một trong những đối thủ đáng gờm nhất trong không gian tiền số. Đáng chú ý, dù thực tế phải ngồi tù, do chỉ nhận một tội danh là vi phạm Đạo luật Bảo mật Ngân hàng Mỹ (BSA), CZ được xem là phạm tội lần đầu. Từ đó, ông đạt thỏa thuận với chính quyền để từ chức CEO mà không từ bỏ lợi ích trong công ty hoặc bị đóng băng tài sản.
"Thông thường, tài sản cá nhân không liên quan trực tiếp đến hoạt động tội phạm có thể vẫn không bị ảnh hưởng",Braden Perry, cựu luật sư xét xử cấp cao của Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai cho biết.
Trường hợp của Zhao khác hoàn toàn so với Sam Bankman-Fried, cựu CEO kiêm nhà sáng lập sàn giao dịch FTX. Bankman-Fried chứng kiến tài sản giảm về mo sau khi đế chế tiền số của mình sụp đổ và phá sản năm 2022.
Binance không chiếm đoạt tài sản của khách hàng hay phá sản nên rất khó có khả năng tài sản của CZ giảm xuống 0 như Bankman-Fried.
Ngoài ra, bản án của ông cũng nhẹ hơn nhiều so với đối thủ một thời. Bankman-Fried bị kết án 25 năm tù do các tội liên quan đến hoạt động của FTX. Sàn FTX cũng đối mặt với cáo buộc gian lận và lạm dụng tiền của khách hàng.
Các chuyên gia nhận định tài sản ròng của CZ thậm chí có thể tăng cùng với biến động giá của tiền mã hóa, góp phần khiến giao dịch trên sàn Binance thêm sôi động. “CZ sẽ là một trong những tù nhân giàu nhất thế giới”, Yesha Yadav, Giáo sư Luật kiêm Phó trưởng khoa Đại học Vanderbilt nhận xét.
Theo danh sách tỷ phú của Forbes, tính đến ngày 8/3/2024, Zhao sở hữu tài sản ròng khoảng 33 tỷ USD. Bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg còn ước tính tài sản ròng của Zhao là 42,9 tỷ USD.
Binance hiện là sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới tính theo khối lượng giao dịch, xử lý khoảng 18,1 nghìn tỷ USD giao dịch năm 2023, theo dữ liệu từ CCData.
Khoảng 80% - tương đương 14,4 nghìn tỷ USD - trong số đó đến từ các sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai, trong khi 3,7 nghìn tỷ USD còn lại đến từ giao dịch giao ngay. Giao dịch phái sinh là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Binance.
Trước đây, Zhao tiết lộ bản thân đầu tư vào Bitcoin và token BNB riêng của Binance nhưng không nêu chi tiết. Binance Coin hay BNB đã tăng giá 83% trong năm nay.
Gần đây, Mỹ chấp thuận quỹ giao dịch trao đổi Bitcoin giao ngay, dẫn đến làn sóng quan tâm mới đối với thị trường tiền mã hóa và kích hoạt làn sóng đầu tư mới, chắc chắn có lợi cho Binance. Những diễn biến này góp phần vào sự phát triển của Binance và sự giàu có của Zhao.
(Theo CNBC)
" alt=""/>CEO sàn giao dịch tiền mã hóa Binance Changpeng Zhao vẫn ‘giầu sụ’ dù đi tùThanh Phi - Phước Sáng